• Những cách đơn giản trị hôi
chân
Chân “nặng mùi” là do tuyến
mồ hôi ở khu vực này bài tiết
quá nhiều, tạo môi trường cho
vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dưới
đây là những cách đơn giản
nhất để tống khứ thứ mùi khó
chịu này.
Thói quen hằng ngày
- Ngâm chân trong chậu nước
nóng 50 - 60oC, mỗi lần 15
phút, mỗi ngày 1 - 2 lần.
- Dùng xơ mướp ép khô làm
tấm lót giày, bạn sẽ tống khứ
được mùi do mồ hôi chân gây
ra.
- Lấy 15g rễ bột sắn cho vào
15g rượu trắng, thêm một
lượng nước thích hợp, đun sôi
để nguội rửa chân, mỗi ngày
làm 1 lần.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm 10
- 15ml giấm nếp vào trong
nước, quấy đều, cho hai chân
vào ngâm khoảng 15 phút. Mỗi
ngày bạn ngâm chân 1 lần, làm
liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm
50g phèn chua vào nước nóng,
ngâm chân trong 10 phút, mùi
hôi cũng sẽ lập tức bị “trừ
khử”.
Chữa trị bằng đông y
Khi căn bệnh hôi chân trở nên
trầm kha và ảnh hưởng đến
cuộc sống hằng thì đã đến lúc
phải dùng những bài thuốc
“nặng đô” hơn.
- Đối với chân bị lở loét, nặng
mùi, hãy lấy một trong những
loại cây sau: khô phàn, hoàng
bách, ngũ bội tử, ô tặc cốt, sau
đó xay nhỏ. Sau khi rửa sạch
chân, hãy rắc bột này vào chỗ lở
loét.
- Đối với chân bị mụn nước, hôi
thối, bạn lấy khổ sâm, bạch tiên
bì, rau sam, xa tiền thảo, mỗi
loại 30g; cây thương truật,
hoàng bách mỗi loại 15g, sau
đó nấu lên rửa chân 1 - 2 lần
mỗi ngày. Những loại thuốc này
rất tốt đối với chân bị mụn
nước và vi khuẩn lây nhiễm.
- Đối với chân bị mòn gót, nứt
nẻ gót chân, bạn lấy một trong
các vị sau: bạch phụng tiên hoa
30g, tạo giác 30g, hoa tiêu 15g,
cho vào 250g giấm và ngâm
trong vòng 1 ngày. Mỗi tối
trước khi đi ngủ, bạn lấy ra
ngâm chân khoảng 20 phút, trị
liên tục trong vòng 7 ngày.
Những lưu ý
Hôi chân là do mồ hôi lưu cữu
quá lâu, cộng với môi trường
bít kín của giày… sẽ khiến vi
khuẩn phát triển nhanh, gây ra
mùi hôi. Do vậy, nếu bạn chú ý
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ cho
da luôn luôn khô ráo, duy trì
chân thường xuyên sạch sẽ,
thông thoáng… sẽ hạn chế rất
nhiều bệnh này.
Bạn cần rửa chân nhiều lần mỗi
ngày, thường xuyên thay tất và
không nên đi các loại giày kín
như giày thể thao, giày du lịch
để tránh ra quá nhiều mồ hôi
chân.
Tích cực “trừ khử” những
nguyên nhân gây bệnh như mồ
hôi chân, bệnh nấm chân bằng
cách không nên ăn các loại
thực phẩm dễ gây ra mồ hôi, ví
dụ như ớt cay, hành sống, tỏi
sống...
Nếu mắc các bệnh về da như lở
loét, mụn nước do vi khuẩn
truyền nhiễm gây ra hôi chân
thì hạn chế gãi để tránh kích
thích lây nhiễm. Bạn nên dùng
chậu rửa chân và khăn lau chân
riêng để tránh lây nhiễm cho
người khác.
Khi dùng thuốc trị liệu thì đồng
thời phải “khử trùng” cho giày
và tất của mình bằng cách phơi
giày, tất dưới ánh nắng mặt trời
và dùng nước nóng để giặt tất.